

- 22 Tháng Năm, 2021
- 1 Bình luận
Có bao nhiêu loại Rượu Vang?
Tùy theo truyền thống của mội vùng làm rượu và tùy theo những thủy thổ thích hợp cho mỗi loại nho, người ta có thể lựa chọn để sản xuất những loại rượu khác nhau.
RƯỢU ĐỎ
Lúc nho đỏ mới ép ra thì có màu đục lờ lờ, giống như nước nho trắng, chứ không đỏ. Nó chỉ trở thành rượu đỏ khi người ta lên men cùng với vỏ nho. Chính những sắc tố trên vỏ nho ngấm vào rượu khiến cho rượu có màu đỏ. Còn đỏ lạt, đỏ đậm hay đỏ thẫm gần thành màu đen là tùy ở cái vỏ của từng loại nho có nhiều hay ít sắc tố.
Vì được ngâm cùng với vỏ nho và hạt nho(có khi có cả cuống nho) trong một thời gian khá lâu nên rượu đỏ chẳng những lấy được sắc tố mà còn lấy luôn cả chất chát(Tannin) từ vỏ và hạt nho. Chính cái chất chát đó làm cho rượu đỏ có mùi vị khác biệt với rượu trắng. Vì phẩn lớn rượu trắng không được cho lên men cùng với vỏ và hạt nho nên chỉ có rất ít vị chát và nổi bật nhất là vị chua.
Rose được làm bằng nho đỏ, nhưng nó không có màu đỏ mà chỉ hồng đào vì được ngâm với vỏ nho chừng mấy tiếng đồng hồ, chứ không phải năm bảy ngày, hay vài ba tuần lễ như rượu đỏ. Xét về bản chất nó gần với rượu trắng hơn rượu đỏ và ta có thể ướp lạnh trước khi uống, hệt như đối với rượu trắng vậy.
Ngoài ra còn một từ khác cũng dễ làm cho người ta nhầm lẫn là “White Zinfandel”. Đây thực ra là một thứ rose làm bằng nho đỏ Zinfandel, nhưng người Mỹ lại gói nó là White nên nếu chỉ đọc nhãn hiệu, ta cứ tưởng nó là rượu trắng. White Zinfandel thì bao giờ cũng có vị ngọt, trong khi phần lớn các thứ rượu Rose của Pháp như Rose d’Anjou hay Tavel chỉ hơi ngọt hoặc không ngọt chút nào.
RƯỢU TRẮNG
Nói chung thì nho trắng bao gồm tất cả những loại nho nào không có màu đỏ hay màu tím thẫm ở ngoài vỏ. Nếu ta dùng nho trắng để ép lấy nước làm rượu, ta sẽ có rượu vang trắng.
Người ta cũng có thể làm rượu vang trắng bằng nho đỏ nhưng chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt. Sau khi ép chùm nho đỏ để nước ngọt chảy ra hết, người ta tách riêng vỏ nho ra ngay, không cho nó lên men cùng với nước nho thì thứ rượu được tạo thành sẽ là rượu trắng.
Đó là vì nho đỏ và nho trắng chỉ khác nhau ở cái màu vỏ bên ngoài thôi, còn bên trong ruột thì văn nói cũng giống nhau.
Muốn làm rượu sủi bọt như Champagne chẳng hạn, trước hết người ta phải làm ra rượu trắng theo cách thức bình thường.
Kế đó mới cho rượu lên men lần thứ nhì ở ngay trong mỗi chai rượu, làm phát sinh khí CO2. CO2 bị kẹt trong chai không bay đi được nên lẩn vào chất rượu tạo thành một áp lực khá mạnh. Đến khi rượu được rót vào ly, thì khí CO2 sẽ thoát ra và khiến cho rượu sủi bọt. Phương pháp này gọi là Methode Champenoise, đòi hỏi nhiều nhân công và thì giờ nên rất tốn kém, bởi thế rượu Champagne của Pháp phải bán với giá khá đắt. Người ta cũng có thể làm rượu sủi bọt bằng những phương pháp khác ít tốn kém hơn nhưng dĩ nhiên không ngon bằng Champagne.
Phần nhiều rượu ngọt đều được làm bằng nho đã chín quá mức đến nỗi vỏ của nó bắt đầu nhăn nheo lại và gần như khô héo. Lúc ấy, mức đường trong nước nho đã lên đến cao độ và rất cô đọng.
+ Rượu đông đá.
+ Rượu Sauternes.
+ Rượu Cao độ.

